Trong lĩnh vực vận chuyển đường biển, có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà nếu bạn là người mới vào nghề sẽ rất lúng túng. Một trong số thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất phải kể đến B/L. Chúng ta hãy thử tìm hiểu kỹ một chút xem bl là gì? Chức năng?, có nội dung gì ? qua bài viết của Đức Transport nhé.
BL là gì? Khái niệm B/L
BL là viết tắt của từ khóa Bill of Lading – vận đơn đường biển. Đây là một loại chứng từ vận tải rất cần thiết và có thể coi là cơ bản nhất đối với hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế. Ở bài viết này tôi sẽ cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất khi các bạn “nhập môn” và hi vọng rằng cũng sẽ cung cấp được thêm chút kiến thức đối với các bạn đã biết. BL là chứng từ của người vận chuyển cấp cho người giao hàng hoặc người gửi hàng với 3 chức năng chính là chứng từ thể hiệu sở hữu hàng hoá, là biên nhận đã nhận hàng; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Nội dung của B/L
Nội dung trên vận đơn đường biển là gì? Bao gồm những thông tin sau đây:
- Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành để giúp tra cứu B/L lô hàng và khai hải quan. Cùng với đó là những thông tin liên quan đến hãng tàu và logo của hãng.
- Thông tin người gửi hàng: Nội dung ghi rõ tên và địa chỉ người gửi hàng và người giao nhận.
- Thông tin người nhận hàng: Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu.
- Bên được thông báo: Ghi giống như mục người nhận hàng
- Tên tàu: Mỗi một loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng và mã hiệu của từng chuyến đi sẽ được thể hiện trên chứng từ này.
- Cảng xếp và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng xuống tàu cũng được ghi nhận.
- Thông tin hàng hoá: Được thể hiện qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.
- Số kiện hàng và đóng gói: Thông tin ghi rõ bao gồm số lượng kiện hàng, số thùng hàng và số lượng container.
- Số container và số chỉ: Ghi những con số gọi là mã container cùng các chỉ số khác nhằm phục vụ cho việc xác nhận giao hàng và bốc dỡ hàng.
- Thông tin về khối lượng và thể tích: Các lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện để thuận tiện cho công tác giao nhận và bốc dỡ hàng.
- Thông tin cước phí: Mỗi loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền và số phí một cách chi tiết theo hình thức đã nộp hoặc phải thu. Đôi khi cũng có những thông tin liên quan đến việc trả tại đâu.
- Ngày tháng: THể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, được giao đến đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cấp vận đơn và địa chỉ nhận.
- Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bằng bản gốc và hông thường là 3 bản
- Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải hoặc đại lý được uỷ quyền phát hành.
Chức năng của BL
Dựa theo khái niệm BL, chúng tôi chia các chức năng của BL như sau:
- Thứ nhất: là biên nhận đã nhận được hàng hóa.
Trên BL có thông tin số lượng, chủng loại, tình trạng, cảng xếp, cảng dỡ của hàng hóa. Nếu không có ghi chú gì trên BL thì các hàng hoá có trong vận đơn sẽ được coi là có tình trạng bên ngoài phù hợp. Điều này đồng nghĩa là người chuyên chở nhận hàng hoá như vậy sẽ phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp lệ như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
- Thứ hai: BL gốc có chức năng sở hữu hàng hoá.
Chức năng được hiểu đơn giản là người có trong tay vận đơn gốc tại cảng đến là người có quyền duy nhất đứng ra nhận hàng.
Ngoài ra, vận đơn cũng dùng để mua bán, chuyển nhượng. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được tiến hành nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như thế, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn và có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng theo điều kiện đã được nêu trong vận đơn tại cảng đến.
- Thứ ba :BL chính là bằng chứng chứng minh cho hợp đồng vận chuyển.
Đầu tiên, nếu bạn là chủ hàng thì bạn sẽ có 2 phương án để thuê vận tải bằng đường biển dựa theo tính chất của lô hàng chuyển nhượng.
Tàu chuyến là tàu chở hàng giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu hoặc tương tự xe taxi hay xe ôm, điểm đi và điểm đến được thay đổi theo yêu cầu của khách hàng tùy thuộc lịch trình mỗi hôm). Loại hình này chủ yếu phục vụ những loại hàng số lượng lớn, như dầu, sắt thép, gỗ, quặng….
Tàu chợ là tàu chở hàng di chuyển liên tục trên một tuyến đường nhất định, tấp vào những cảng quy định theo lịch trình định trước không giống với những tuyến xe bus hay xe khách cố định) . Loại hình này phù hợp với những hàng có khối lượng chuyên chở thấp
Đối với tàu chuyến, người thuê tàu và người được thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến ngay trước khi hàng hoá được xếp lên tàu. Sau khi công tác chất xếp được hoàn tất thì người vận chuyển cấp BL cho người thuê vận chuyển. BL khẳng định số lượng hàng hoá thực được xếp lên tàu cũng như ngày tàu đến, nơi xếp – cảng dỡ. Trong trường hợp có tranh chấp nổ ra thì BL sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng thuê tàu trước đó.
Đối với tàu chợ, sẽ không có việc ký trước một hợp đồng thuê tàu chuyện mà chỉ có những thoả thuận với người vận chuyển là sẽ nhường chỗ xếp hàng cho người thuê vận chuyển. Sự đảm bảo có thể được ghi trong các booking note. Sau khi hàng hoá đến tàu, người thuê vận chuyển sẽ nhận được BL và đây là bằng chứng duy nhất chỉ ra rằng người vận chuyển nhận được hàng và có trách nhiệm vận chuyển hàng đến cảng định trước.
Phân loại và tác dụng của vận đơn B/L
Nhiều người không biết rõ những loại bill of lading là như thế nào? Bằng việc phân loại khác nhau sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sử dụng tốt hơn:
- Căn cứ theo tính chất sở hữu
Theo hình thức trên sẽ bao gồm 2 loại là vận đơn trực tiếp và vận đơn theo lệnh. Trong các loại vận đơn trực tiếp thì được chia làm các loại vận đơn khác như sau:
Vận đơn trực tiếp: giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu khi giao hàng. Thông tin người nhận được thể hiện rõ trên vận đơn.
Vận đơn theo lệnh: bao gồm vận đơn giao hàng đến người nhận, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng. Ngoài ra cũng có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.
- Căn cứ theo phê chú
Được chia làm 2 loại vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Cụ thể là:
Vận đơn sạch: Có tên chuyên ngành tiếng anh là Clean Bill. Loại vận đơn này dùng để chỉ những loại hàng hoá ở phía ngoài khi đi biển và có chất lượng tốt.
Vận đơn không sạch: Tên gọi là Unclean Bill, giúp thể hiện thông tin rằng hàng hoá bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo.
- Căn cứ theo pháp lý
Vận đơn Original: được gọi ngắn gọn là vận đơn gốc có chữ ký xác nhận bằng tay và đôi khi có thêm con dấu.
Vận đơn Copy B/L: Được gọi là bản bổ sung của vận đơn gốc, nhưng không có chữ ký tay trên đó.
- Căn cứ theo hành trình và các cách thức vận chuyển
Loại vận đơn này sẽ căn cứ theo cách thức vận chuyển nêu trên mà phân loại. Trong đó:
Direct B/L: Được gọi là vận đơn chuyển tiếp thể hiện hàng hoá sẽ chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà trong khi đó không cần sử dụng quá trình chuyển tải.
Through B/L: Là vận đơn chở liên tục thể hiện hàng hoá sẽ phải chuyển sang một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
Multimodal B/L: Là cách vận đơn đa phương thức. Trong vận đơn, hàng hoá sẽ được làm chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau từ đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không đến đường sắt. …
- Căn cứ theo nhà phát hành
Đơn vị vận chủ phát hành: Đây là vận đơn Master B/L của hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
Vận đơn nhà: là vận đơn House B/L của bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.
Các lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Việc sử dụng vận đơn đường biển cần lưu ý một vài điểm nhất định giúp đảm bảo an toàn, thuận lợi trong quá trình giao nhận hàng. Vậy những lưu ý bill of lading là như thế nào? :
- Tính pháp lý của vận đơn
Do vận đơn dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển hàng hoá từ người giao đến người nhận nên cần đảm bảo tính pháp lý rõ ràng. Các hiện tượng như mất cắp, hỏng hóc sẽ được xử lý dựa trên những thông tin ghi trên vận đơn. Theo đó, cần lưu ý vận đơn phải có tính pháp lý rõ ràng và minh bạch làm căn cứ giữa các bên.
- Kiểm tra thông tin của vận đơn
Trên vận đơn cần chú ý đến thông tin ghi trên vận đơn nhằm tránh gây thêm thời gian tranh chấp, kiện cáo. Các thông tin được chú ý nhiều nhất liên quan đến chủng loại hàng hoá, số lượng hàng hoá, ngày tháng giao dịch, chữ ký xác nhận hàng. …
Với những thông tin ở trên, chúng ta đã biết được BL là gì? Từ đó, người dùng có thể sử dụng hiệu quả trong công tác vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận. Để biết được thông tin và để sử dụng dịch vụ trên, bạn có thể tham khảo tại website Đức transport.
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất