Là một nước đang vào thời kì mở cửa, hoạt động thương mại ở Việt Nam rất phát triển và có những bước tiến quan trọng. Đối với một thị trường tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng cao như nước ta, có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã hình thành, là khớp nối thương mại lớn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội. Vậy quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu như thế nào? Doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục nào để thông quan một lô hàng nhập khẩu? Đức Transport sẽ trả lời ngay sau đây! 

Thủ tục hải quan là gì?

Trước hết, cần làm rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”. 

Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có chức năng thực hiện kiểm tra, quản lý hàng hoá, phương tiện vận tải và phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. việc tổ chức thực hiện pháp luật quản lý thuế với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, biện pháp quản lý thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 

Theo cách hiểu của Luật Hải quan năm 2014: 

 “23. Thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc người khai hải quan và cán bộ hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật hải quan với hàng hoá và phương tiện vận tải. 

Như vậy, nếu hiểu đúng thì thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc nhằm bảo đảm hàng hoá, phương tiện vận tài có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.” 

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm: 

  • Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt dân dụng quốc tế và sân bay dân dụng quốc tế; 
  • Cảng cạn, cảng đường thuỷ nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; 
  • Khu vực đang chứa hàng hoá chịu sự kiểm soát hải quan của khu kinh tế, khu vực ưu đãi hải quan; 
  • Các địa điểm làm thủ tục hải quan như kho ngoại quan, kho miễn thuế, bưu điện quốc tế, văn phòng người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; 
  • Các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan; 
  • Khu vực, địa điểm kiểm tra đáp ứng yêu cầu quản lý và được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 
Thủ tục hải quan là gì
Thủ tục hải quan là gì

Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ theo mỗi loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm những thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm những bước sau: 

Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu
Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu 

Xác định loại hàng nhập khẩu thuộc loại nào, có nằm trong danh mục hàng hoá nào, cho phép nhập khẩu hay cấm nhập khẩu là việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm. Ví dụ: 

  • Hàng thương mại bình thường. Đây là các lô hàng đủ điều kiện có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bình thường. 
  • Hàng bị cấm: Nếu mặt hàng mà bạn dự định nhập khẩu có tên trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu mặt hàng trên nhằm tránh các rắc rối về mặt pháp lý. Để có được thông tin chính xác, quý doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP. 
  • Hàng phải có giấy phép nhập khẩu: Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể các mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu. Theo quy định, quý doanh nghiệp phải hoàn thành mọi thủ tục trước khi đưa hàng cập cảng. Nếu không sẽ phát sinh thêm chi phí như mua kho chứa, thuê bãi trong lúc chờ đợi được cấp giấy phép. 
  • Hàng cần công bố hợp ki hợp qui: Cũng như trên, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng. Quy trình làm công bố hợp qui từng lô hàng đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. 
  • Hàng cần kiểm tra chất lượng: Công tác kiểm tra chất lượng với các mặt hàng trên sẽ được tiến hành sau khi đưa hàng hoá cập cảng. Theo quy định, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi doanh nghiệp lấy mẫu để kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành những bước làm thủ tục còn lại. 
Bước 1 Xác định loại hàng nhập khẩu
Bước 1 Xác định loại hàng nhập khẩu

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, căn bản bao gồm những chứng từ sau: 

  •  Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  •  Vận đơn chuyển hàng (Bill of Landing) 
  •  Phiếu giao nhận hàng hoá (Packing List)  
  •  Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O) 
  •  Hợp đồng kinh tế (Commercial Invoice) 
Bước 2 Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Bước 2 Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan 

Sau khi hãng vận chuyển mang giấy hàng đến nơi, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện cần để khai và truyền tờ khai hải quan là có chữ ký số và đăng kí chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Trước đây, người thay mặt doanh nghiệp lên tờ khai sẽ cần xuống tận các chi cục hải quan để làm. Tuy nhiên, hiện nay, mọi thứ đã được số hoá và quy trình khai Hải quan sẽ diễn ra ngay trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan. 

Doanh nghiệp cần điền đủ thông tin trên tờ khai. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của những đơn vị uy tín để không nhầm lẫn. Khi tờ khai hoàn thành đã được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu thông tin đúng và đủ. Nhớ kiểm tra thêm 1 lần nữa để đảm bảo không có gì sai, đặc biệt là những mã số quan trọng. 

Tiếp theo, doanh nghiệp cần đợi kết quả thu được rồi mới có thể thực hiện được bước tiếp theo. 

Bước 3 Khai và truyền tờ khai hải quan
Bước 3 Khai và truyền tờ khai hải quan

Bước 4: Nhận lệnh giao hàng 

Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoả hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh giao hàng được dùng để thông báo đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho giữ hàng hoá đến chủ hàng. 

Doanh nghiệp muốn nhận được lệnh chuyển hàng cần làm bộ hồ sơ sau và gửi cho hãng vận chuyển. 

Bộ hồ sơ bao gồm: 

  •  Chứng minh nhân dân bản sao. 
  •  Vận đơn bản sao. 
  •  Vận đơn bản chính đã được lãnh đạo công ty xác nhận. 
  •  Thu phí. 

 Lưu ý rằng, đối với hàng FCL, tức là lưu container, doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ lại một lần nữa về hạn chót lưu container là lúc nào. Doanh nghiệp cần trả tiền để gia hạn lại nếu đã quá thời hạn lưu container. 

Bước 4 Nhận lệnh giao hàng
Bước 4 Nhận lệnh giao hàng

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. 

  •  Luồng xanh: Doanh nghiệp làm tờ khai và nộp thuế. 
  •  Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. 
  •  Luồng đỏ: Hàng bị kiểm tra. 

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ theo thông tin trong tờ khai mà phân loại hàng hoá. Cụ thể, đó có thể là luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Tuỳ theo mỗi loại luồng doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục khác nhau. 

  • Nếu là luồng xanh thì doanh nghiệp không cần kiểm tra hay thực hiện thủ tục gì thêm. Chỉ cần nộp tờ khai và thực hiện thủ tục nộp thuế là được. 
  • Sẽ rơi vào luồng vàng, đơn vị Hải quan buộc phải kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc khai báo và tuyệt đối không được gây ra sơ suất. 
  • Còn đối với tờ khai luồng đỏ thì chắc chắn hàng phải bị vàng hoá. Quy trình kiểm tra sẽ rất khắt khe và nghiêm ngặt, mất nhiều thời gian và kéo theo nhiều chi phí phát sinh. 
Bước 5 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Bước 5 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Bước 6: Nộp thuế và hoàn thành thủ tục hải quan 

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần hoàn thành việc nộp thuế của doanh nghiệp. Đối với những lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là: 

  •  Thuế xuất nhập khẩu. 
  •  Thuế giá trị gia tăng VAT. 

Ngoài ra, tuỳ thuộc vào các loại hàng có tính chất đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm các loại thuế nữa là thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Bước 6 Nộp thuế và hoàn thành thủ tục hải quan
Bước 6 Nộp thuế và hoàn thành thủ tục hải quan

Bước 7: Vận chuyển hàng hóa đến kho bảo quản 

Đây cũng là bước cuối mà doanh nghiệp cần làm sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến hải quan bao gồm cả nộp thuế. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau: 

  •  Thuê phương tiện vận chuyển đến nơi đưa hàng về. 
  •  Thuê kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng. 

Lưu ý, doanh nghiệp cần đảm bảo các lệnh giao nhận hàng đang có hiệu lực, nếu không bạn phải liên hệ với chủ hàng để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người của doanh nghiệp sẽ đến phòng giao dịch của Cảng để xuất trình những giấy tờ về D/O như thư giới thiệu của chủ hàng, số tờ khai hải quan… Nhân viên hải quan sẽ lên hoá đơn và yêu cầu bạn đóng các loại tiền cần thiết. 

Người bán chỉ cần nộp tiền rồi lấy phiếu ER tức là giấy biên nhận mà thôi. Sau đó, chỉ cần bốc xếp hàng lên xe tải rồi đưa đến kho bảo quản. 

Bước 7 Vận chuyển hàng hóa đến kho bảo quản
Bước 7 Vận chuyển hàng hóa đến kho bảo quản

Những điều cần lưu ý khi làm quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hàng sẽ phải sử dụng nhiều tờ khai và chúng được kết nối với nhau bởi số nhánh của tờ khai. 
  • Trị giá tính thuế. Khi người khai hải quan thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế. giống nhau. Nhưng nếu thực hiện thủ tục trong 2 ngày có tỷ giá chênh nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi ấy, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lỗi và thực ra là gọi lại IDA. 
  • Thuế suất. Khi người khai dùng IDA thì hệ thống sẽ tự động tính thuế suất tại ngày dự định khai báo IDC rồi nhập vào. 
  • Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Đây là điểm doanh nghiệp cần chú ý nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện khai báo trên hệ thống. 
  • Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào ô có sẵn trên hệ thống khi đăng ký khai báo nhập khẩu. 
  • Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu hàng rơi vào các tình huống khẩn cấp như thiên tai, vì an ninh quốc gia sẽ không được hệ thống chấp thuận. 
  • Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi lấy số tờ khai. Nếu rơi vào tình huống tương tự, doanh nghiệp cần đảm bảo số vận đơn phải trùng với số tờ khai trong bảng nhập liệu. 
  • Với cùng một mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau thì người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau để phù hợp với các kỳ hạn nộp thuế. 
Những điều cần lưu ý khi làm quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu
Những điều cần lưu ý khi làm quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu

Trên đây là toàn bộ quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu và một số thông tin cơ bản khác: chứng từ, lưu ý… Nếu còn bất cứ thắc mắc về thủ tục hải quan cần tư vấn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Đức Transport để được hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Mr.Đức 0909891672
Mr.Dugly 0804141989
Website: Vantaiquocte365.vn
Trụ sở chính: 45 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan:

Dịch vụ hải quan trọn gói

Hải quan là gì

Hải quan tiếng anh là gì

Thông quan là gì

Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan tiếng anh

Cách tra cứu tờ khai hải quan

Quy trình khai báo hải quan hàng xuất khẩu

Quy trình khai báo hải quan điện tử

In mã vạch hải quan

Ngành hải quan là gì / Ngành hải quan học trường nào

Luật hải quan

Tư vấn thủ tục hải quan