Trong vài năm gần đây, nhu cầu xuất nhập khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam tăng đột biến. Trong đó, có hai nhóm hàng chủ lực chính là linh kiện điện thoại và máy vi tính. Vậy, thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử trên thị trường hiện nay thế nào? Thủ tục Hải quan có những khó khăn gì? Tất cả sẽ được Đức Transport trả lời cụ thể ngay dưới bài viết sau.
Mã HS của linh kiện điện tử
Các mặt hàng linh kiện điện tử rất phong phú với nhiều loại khác nhau. Do đó việc xác định mã HS từng sản phẩm không phải dễ dàng. Để xác định chính xác mã HS của từng linh kiện cần phải căn cứ trên đặc tính và chức năng của chúng.
Có nhiều linh kiện điện tử được gán mã hs nhưng cũng có một số linh kiện được tính theo phụ tùng và máy. Người nhập khẩu cần căn cứ trên đơn hàng thực tế để xác định mã HS theo yêu cầu.
Để xác định mã HS đối với mặt hàng linh kiện điện tử, bạn có thể tham khảo chương 84 và 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Đa số thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này là 0% và thuế VAT là 10%.
Dưới đây là mã HS code của các mặt hàng linh kiện điện tử:
- Đối với bộ điện thoại kết nối với điện thoại cầm tay không dây: Mã HS code là 85171100.
- Với điện thoại cho mạng di động cố định và mạng không dây khác: Mã HS code là 85171200.
- Đối với thiết bị điện tử trạm gốc: Mã HS code sẽ là 85176100.
- Các thiết bị phát thu sóng vô tuyến phục vụ cho bản đọc trực tiếp tại hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng. Mã HS code là 85176210.
- Với bộ điều khiển và bộ tích hợp bao gồm cả dây dẫn, công tắc lẫn bộ cảm biến: Mã HS code là 85176221.
- Với thiết bị chuyển mạch điện thoại hoặc fax: Mã HS code là 85176230.
- Dồn bộ tự biến hoặc điều biến tính toán các loại sử dụng cáp đồng và thẻ từ: Mã HS code là 85176241.
- Đối với bộ thu hoặc bộ dồn kênh: Mã HS code 85176242.
- Đối với thiết bị điện tử của mạng nội bộ không dây: Mã HS code 85176251.
Căn cứ pháp lý về chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử
Theo quy định của một số văn bản pháp lý, mặt hàng linh kiện điện tử khi nhập khẩu vào Việt Nam phải mới 100%. Hàng hoá mới này không thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành. Mà không phải là giấy phép nhập khẩu. Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bình thường.
Dẫn chứng pháp lý
Dưới đây là những thông tư, văn bản quy định cấm nhập khẩu với các loại mặt hàng công nghệ thông tin đã qua sử dụng và một số linh kiện thiết bị điện tử của nhóm mặt hàng này.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP: Nghị định này quy định cụ thể việc thực hiện Luật Thương mại. Quy định chi tiết về loại hàng hoá được phép xuất nhập khẩu và những loại hàng bị cấm xuất nhập khẩu.
- Thông tư 18/2014/TT-BTTTT: Thông tư này quy định cụ thể thêm nghị định 187/2013/NĐ-CP trong việc xin giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị phát và thu-phát sóng vô tuyến điện.
- Thông tư 31/2015/TT-BTTTT: Hướng dẫn cụ thể hơn về xuất nhập khẩu một số mặt hàng công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
Các thông tư văn bản hướng dẫn nhập khẩu linh kiện điện tử
Chắc hẳn hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp khi có ý định nhập khẩu linh kiện điện tử còn băn khoăn không rõ thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử bao gồm các gì? Có cần làm các giấy tờ để xin phép nhập khẩu không? Có cần kiểm tra chuyên ngành các mặt hàng linh kiện điện tử không? Vậy bạn cần tìm hiểu ngay các điều khoản cụ thể dưới đây:
- Phần II, Phụ lục I của Nghị định 187/2013/NĐ-CP nêu cụ thể những mặt hàng cấm nhập khẩu là thiết bị điện tử và hàng hoá công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
- Điều 2, Thông tư 18/2014/TT-BTTTT quy định thiết bị phát, thu sóng vô tuyến điện là thiết bị hoàn thiện, có tính chất kỹ thuật và có thể động lập mới phải có giấy phép nhập khẩu. Hoặc loại linh kiện, phụ tùng của những thiết bị này không cần giấy phép nhập khẩu.
- Mục b, khoản 2, điều 3, Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: Linh kiện và cụm linh kiện, phụ tùng của một số sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng phải cấm nhập khẩu.
Chỉ có thể thấy các văn bản thông tư đã nêu rằng: Việc cấm nhập khẩu được áp dụng với một số sản phẩm điện tử và các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng và cụm phụ tùng, linh kiện điện tử của chúng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu những linh kiện điện tử mới 100% thì thủ tục nhập khẩu cũng tương tự.
Thuế khi nhập khẩu linh kiện điện tử
Thuế nhập khẩu được áp dụng với mọi loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Mục đích thu thuế nhập khẩu là nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu. .. là những người phải nộp thuế.
Linh kiện điện tử là là những phần riêng biệt. Chúng được lắp ráp trở thành mạch điện và một số thiết bị điện tử. Các linh kiện điện tử này chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài do việc sản xuất trong nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy các linh kiện được áp dụng chính sách ưu đãi đối với thuế nhập khẩu. Có thể được áp dụng mức thuế nhập khẩu đặc biệt thấp hoặc không thuế.
Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì thuế suất nhập khẩu các linh kiện phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô sẽ giảm xuống 0%. Quy định này áp dụng đối với một số linh kiện trong nước mà không sản xuất được. Vậy thuế nhập khẩu đối với linh kiện điện tử cụ thể sẽ được áp dụng như sau:
Khoản 18, Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 quy định một số mặt hàng cụ thể là những phụ tùng, linh kiện để sản xuất phần mềm, nội dung số hay các sản phẩm công nghệ thông tin được ưu đãi thuế nk.
Như vậy có thể thấy được rằng thuế suất nhập khẩu của nhiều loại linh kiện điện tử trong ngành sản xuất ô tô, công nghệ thông tin hay thiết bị nội dung số, phần mềm, … có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% và thuế VAT là 10%. Các loại linh kiện khác thuế nhập khẩu co thể dao động từ 3% – 25%.
Quy trình Thủ tục hải quan nhập khẩu linh kiện điện tử
Dưới đây là một số bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu:
Hồ sơ thủ tục cần khai báo
- Commercial Invoice cũng được gọi là vận đơn đường biển;
- Bill of Lading cũng được gọi là vận đơn đường biển hoặc chứng từ thương mại khác nếu vận chuyển qua đường hàng không, đường sắt, . ..
- Packing List thường được gọi là nhật ký vận chuyển hàng hoá;
- Sales Contract thường được gọi là hoá đơn tài chính;
- C/O – giấy xác nhận xuất xứ của các mặt hàng linh kiện điện tử;
- Catalogue mặt hàng;
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Các quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Bước 1: Nhận thông báo và kiểm tra chứng từ hàng hóa nhập khẩu
Bước 2: Khai báo tờ khai nhập khẩu điện tử cho cơ quan hải quan
Đơn vị làm thủ tục khai báo hải quan lần đầu sẽ phải mua token, đăng ký user code và password khi khai báo.
Việc đăng ký khai báo hải quan sẽ thực hiện trên phần mềm của hải quan (ECUS5 VNACCS). Đối với các doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu cần phải mua token, đăng ký user code và password khi khai báo. Sau khi đăng ký thành công hệ thống sẽ tự phân làm 3 luồng:
- Xanh: mã kiểm tra của tờ khai là số 1 có nghĩa là sẽ được thông quan ngay.
- Vàng: mã kiểm tra của tờ khai là số 2, đó có nghĩa là bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để được hải quan kiểm tra và có thể dễ dàng thông quan.
- Đỏ: mã kiểm tra của tờ khai là số 3, điều đó có nghĩa bạn vừa phải xuất trình chứng từ khi kiểm tra mà còn vừa phải kiểm tra hàng hoá.
Với từng trường hợp phân luồng cụ thể, đơn vị làm thủ tục hải quan sẽ phải xuất trình một số loại giấy tờ và thủ tục theo quy định.
Bước 3: Nộp thuế nhập khẩu và nhận lệnh giao hàng
Trước khi tiến hành nộp thuế, tốt nhất bạn nên kiểm tra xem mức thuế phải trả là bao nhiêu rồi mới nộp tiền với hải quan mà không tốn thời gian. Khi nhận lệnh giao cần phải đủ:
- Giấy giới thiệu của bên nhận hàng được in trên thông báo hàng đến.
- Vận đơn.
- Thông báo hàng đến.
Lưu ý: Đối với các trường hợp lấy hàng từ container thì khi nhận hàng phải xuất trình được một số loại giấy tờ khác bao gồm: giấy mượn container, giấy hạ container xuống, thời hạn lệnh giao hàng và phải có biên lai. Sau đó, làm đầy đủ thủ tục pháp lý nhận hàng theo quy định.
Bước 4: Lấy hàng hoá rồi vận chuyển đến kho nội địa
Sau khi bạn đã làm hết mọi thủ tục hải quan nhập khẩu thì công việc tiếp theo là nhận hàng rồi vận chuyển đến kho nội địa. Thường những chủ đầu tư thuê xe ô tô vận chuyển tuỳ thuộc từng mặt hàng để chọn loại xe. Chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe tự động lấy hàng chuyển hàng đến địa chỉ kho của bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian hỗ trợ bạn giải quyết công việc. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại hàng theo từng mặt hàng và số lượng cũng như chủng loại sản phẩm.
Trên đây là một số thông tin căn bản về cơ sở pháp lý, thủ tục và quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử. Nếu bạn lần đầu làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với mặt hàng này có thể áp dụng các quy trình trên. Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu thời gian và xử lý nhanh những vướng mắc trong quá trình triển khai thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đức Transport để được tư vấn.
Dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử trọn gói
Bạn đang cần tìm tìm dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử trọn gói từ A-Z:
- Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất,
- Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
- Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Khai báo và thông quan hải quan
- Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
- Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
- Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
- Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
- Quy trình làm dịch vụ thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
- Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
- Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụthủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử của chúng tôi
Ngoài dịch vụ thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử chúng tôi chuyên làm
- Nhập khẩu linh kiện điện tử
- Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện thoại
- Thủ tục nhập khẩu điện trở
- Thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính
- Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử
- Thủ tục nhập khẩu tụ điện
- Dịch vụ hải quan trọn gói
- Dịch vụ khai báo hải quan tại đà nẵng
- Dịch vụ khai báo hải quan đồng nai
- Dịch vụ khai báo hải quan hải phòng
- Dịch vụ khai báo hải quan nội bài
- Dịch vụ khai báo hải quan tại hà nội
- Dịch vụ hải quan
Thông tin liên hệ dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
VP HẢI PHÒNG
LP Building, 508, Lê Thánh Tông, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP BÌNH DƯƠNG
Đường số 19, KDC Vĩnh Tân, KCN Vipsip 2A, Tân Uyên, Bình Dương, Việt Nam Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP HÀ NỘI
Tầng 6, 116 Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội , Việt Nam Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP ĐÀ NẴNG
292 Đường 2/9 Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
Bài viết liên quan:
Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay
Thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít
Thủ tục hải quan nhập khẩu quả camera
Thủ tục nhập khẩu loa bluetooth
Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất