Các loại phân bón nhập khẩu có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay làm kiểm nghiệm không? Để làm rõ điều này Đức Transport sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin cơ bản khi bạn thủ tục nhập khẩu phân gà trong bài viết sau đây!
Chính sách nhập khẩu phân gà
Dựa vào nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã siết chặt hơn nữa đối với những quy định về thủ tục nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt Nam. Các yêu cầu về chỉ tiêu thành phần và cách thức thực hiện cũng đã có sự thay đổi so với quy định cũ.
Theo quy định của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT (quy định cũ nay đã hết hiệu lực) thì trước khi đưa phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác vào lưu hành trên thị trường Việt Nam ngoài thực hiện công bố hợp quy thì còn phải thực hiện thủ tục CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN. Chuyển giao toàn bộ trách nhiệm quản lý phân bón (vô cơ và hữu cơ) thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật.
Phân gà thuộc nhóm phân hữu cơ đã được đánh giá và được biết đến rộng rãi là một trong các loại phân hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cây.
Phân gà trước khi nhập khẩu về Việt Nam phải thực hiện thủ tục Công nhận lưu hành phân bón. Nên dòng phân bón này thuộc loại phân hữu cơ có thể làm công nhận lưu hành ngay mà không cần phải qua quá trình khảo nghiệm.
Điều kiện chỉ tiêu thành phần chất lượng
Phân hữu cơ hay phân gà muốn nhập khẩu phải đáp ứng được các chỉ tiêu thành phần chất lượng cụ thể như sau:
* Hàm lượng hữu cơ: | ≥ 20,0 (% khối lượng chất hữu cơ) |
* Tỷ lệ C/N: | < 12,0 |
* Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn): | ≤ 30,0% |
* pHH2O : | ≥ 5,0 |
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu phân gà
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước nhập khẩu (CFS) ;
- Giấy chứng nhận phân tích (CA) của phân bón dự tính nhập khẩu;
- Bảng thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; nhãn hiệu phân bón; tên phân bón; mục đích sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; khuyến cáo an toàn; chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm.
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản dịch tiếng nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của cơ quan phiên dịch.
Thời gian và nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu phân gà
Thời hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm tra để đánh giá hồ sơ công nhận. Nếu đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi kết thúc thời gian lưu hành 03 tháng, doanh nghiệp nếu có yêu cầu phải thực hiện thủ tục Công nhận lại phân bón.
Các loại giấy phép cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón hữu cơ
Các đơn vị lần đầu làm thủ tục nhập khẩu phân bón cần phải được công nhận lưu hành của Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ nông nghiệp trước khi được nhập khẩu về Việt Nam. Đối với các loại phân bón đã được công nhận lưu hành thì sẽ không phải làm thủ tục xin thêm giấy nhập khẩu. Muốn được công nhận lưu hành phân bón thì các đơn vị nhập khẩu cần làm khảo nghiệm phân bón.
Thủ tục làm khảo nghiệm phân bón nhập khẩu
Với những đơn vị lần đầu làm thủ tục nhập khẩu phân bón sẽ cần phải thực hiện bước khảo nghiệm. Một số loại phân bón sẽ được bỏ qua bước này như:
- Một số loại phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng. ..
- Phân bón đơn
- Phân bón hỗn hợp
Hồ sơ để đăng ký khảo nghiệm cho đơn vị làm đầu làm thủ tục nhập khẩu phân gà như sau:
- Đơn xin đăng ký khảo nghiệm
- Các tài liệu kỹ thuật về loại phân bón mà đơn vị xin khảo nghiệm
- Đề cương khảo nghiệm phân bón
Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón
Với các đơn vị thực hiện thủ tục nhập khẩu phân bón lần đầu cần có các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin được lưu hành phân bón tại Việt Nam theo mẫu theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
- Văn bản có thông tin về phân bón do nhà sản xuất cung cấp cho đơn vị với các thông tin chính gồm: loại phân bón, chất lượng chính, thành phần, công dụng, chỉ dẫn cách dùng. .. báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón (bản chính) hoặc đơn vị có thể cung cấp kết quả công trình khoa học được nhà nước ra quyết định công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Mẫu nhãn phân bón quy định tại Điều 33 và Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
Kiểm tra chất lượng phân bón được nhập khẩu
Để có thể thực hiện được thủ tục nhập khẩu phân bón, các đơn vị cần phải được kiểm tra chất lượng loại phân bón nhập khẩu với Cục bảo vệ thực vật. Một số loại phân bón được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2, điều 27 của nghị định 108/2017/NĐ-CP, bao gồm:
- Phân bón được sử dụng trong khảo nghiệm
- Phân bón được dùng tại khu vui chơi
- Phân bón do các đơn vị nước ngoài dùng trong hoạt động của đơn vị hoặc sử dụng từ dự án nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam.
- Phân bón dùng làm quà, làm hàng mẫu
- Phân bón dùng tại các hội chợ
- Phân bón sản xuất phục vụ phân bón xuất khẩu
- Phân bón dùng cho các đơn vị nghiên cứu khoa học
Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2017/NĐ-CP.
- Bản sao các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, danh sách hàng hoá kèm theo: Ghi rõ số đăng ký và mã vạch của các lô hàng; danh mục hàng hoá; chứng từ (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc tàu hoả) .
Công bố hợp quy
Sau khi đã được kiểm tra chất lượng đơn vị cần phải công bố hợp quy đối với phân bón do mình dự định nhập khẩu. Có thể coi đây như là bước cuối đối với thủ tục nhập khẩu phân bón. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Với các đơn vị có sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận hợp quy: Bản công bố hợp quy, Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm hoặc Bản mô tả chung về sản phẩm.
- Với các đơn vị được đánh giá bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất cần: Bản công bố hợp quy, Bản mô tả chung về sản phẩm hoặc Kết quả thử nghiệm mẫu; Quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng hoặc bản sao chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 90 01:2 008 đối với trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 90 01:2 008; Kế hoạch kiểm tra định kỳ; Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.
Quy trình Thủ tục hải quan nhập khẩu phân bón
Đối với thủ tục nhập khẩu phân gà nói riêng và thủ tục nhập khẩu phân bón nói chung, chúng ta không thể không nhắc đến việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Các đơn vị sau khi đã thực hiện khảo nghiệm và công nhận lưu hành thì nên chuẩn bị làm thủ tục nhập khẩu phân bón về lưu hành tại Việt Nam.
Khi hàng hoá đã được nhập đến cảng thì đơn vị cần phải làm thủ tục khai nhập khẩu như các hàng hoá khác. Cùng với đó làm đơn xin được đưa hàng về kho để lưu giữ hàng hoá.
Khi về kho, phân bón sẽ được lấy mẫu để kiểm tra chất lượng. Lúc này đơn vị hãy chờ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu “của Cục Bảo vệ thực vật.
Đơn vị thực hiện song song công bố quy hợp sản phẩm phải trình “Báo cáo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” cùng “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan.
Sau khi có các giấy tờ trên là lô phân bón của đơn vị sẽ được thông quan. Tới đây là đã xong và bạn có thể mang hàng hoá đến công ty và thực hiện phân phối, bán hàng nhé.
Trên đây Đức Transport có lẽ đã giúp bạn hiểu được phần nào về thủ tục nhập khẩu phân gà cũng như các chính sách nhập khẩu và hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu phân bón. Nếu có bất kì thắc mắc nào thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tâm và nhanh chóng nhất nhé!
Dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu phân gà trọn gói
Bạn đang cần tìm tìm dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu phân gà trọn gói từ A-Z:
- Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất,
- Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
- Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Khai báo và thông quan hải quan
- Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
- Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
- Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu phân gà
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
- Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
- Quy trình làm dịch vụ thủ tục nhập khẩu phân gà chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
- Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
- Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụ thủ tục nhập khẩu phân gà của chúng tôi
Ngoài dịch vụ thủ tục nhập khẩu xe nâng chúng tôi chuyên làm
- Thủ tục nhập khẩu phân bón
- Giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục nhập khẩu phân bón hữu cơ
- Nhập khẩu phân hữu cơ
- Công ty nhập khẩu phân bón
- Nhập khẩu phân bón
- Thủ tục xuất khẩu phân bón
- Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc
- Dịch vụ hải quan trọn gói
- Dịch vụ khai báo hải quan tại đà nẵng
- Dịch vụ khai báo hải quan đồng nai
- Dịch vụ khai báo hải quan hải phòng
- Dịch vụ khai báo hải quan nội bài
- Dịch vụ khai báo hải quan tại hà nội
- Dịch vụ hải quan
Thông tin liên hệ dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu phân gà
VP HẢI PHÒNG
LP Building, 508, Lê Thánh Tông, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP BÌNH DƯƠNG
Đường số 19, KDC Vĩnh Tân, KCN Vipsip 2A, Tân Uyên, Bình Dương, Việt Nam Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP HÀ NỘI
Tầng 6, 116 Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội , Việt Nam Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
VP ĐÀ NẴNG
292 Đường 2/9 Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng Phone: 0909 891 672 Email: quangduc@atl.vn |
Bài viết liên quan:
Khai báo hải quan tại Hải Phòng
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Thủ tục hải quan nhập khẩu cá koi
Thủ tục hải quan nhập khẩu cá cảnh
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất