Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, “vận chuyển hàng FCL, LCL là gì?” là câu hỏi có lẽ khá cơ bản. Tuy nhiên, với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, thuật ngữ FCL, LCL còn khá xa lạ với họ. Trong bài viết này, Đức Transport sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin khái quát nhất về FCL, LCL, sự khác nhau cũng như những ưu nhược điểm của chúng để các bạn có được lựa chọn tối ưu nhất khi vận chuyển hàng hóa.

LCL là gì?

LCL : Less than Container Load. LCL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Less than Container Load”, tức là hàng xếp không đủ một Container. Hình thức vận chuyển LCL được tính giá dựa trên khối lượng hàng hóa. Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi khối lượng hàng thường nhỏ, chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, Công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.

FCL là gì? 

FCL : Full Container Load. FCL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Full Container Load” được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.

Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa mà một nước xuất khẩu, hoặc nhập khẩu sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft). Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường bộ đến nơi người nhận hàng.

LCL và FCL là hai loại hàng vận tải đường biển đặc trưng thông dụng nhất hiện nay.

LCL và FCL khác nhau như thế nào?

Để tìm hiểu sự khác nhau giữa FCL và LCL, chúng ta hãy phân tích nghiệp vụ làm hàng của từng hình thức.

FCL LCL
Người gửi hàng ·        Thực hiện book container và ra cảng lấy container rỗng, vận chuyển về kho để đóng hàng

·        Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn

·         Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển;

·        Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng;

·        Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

·        Niêm chì (seal) cho container

·        Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng;

·        Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có.

·        Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

·        Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn;

·        Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.

Người vận chuyển
  • Người vận chuyển gửi lại bản bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest
  • Nhận container từ người gửi hàng và bốc lên tàu, sắp sếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn
  • Khi đến đích, dỡ container từ tàu lên bãi
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).
  • Người vận chuyển gửi lại bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest
  • Nhận container từ người gửi hàng và bốc lên tàu, sắp xếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn
  • Khi đến đích thì dỡ container từ tàu lên bãi
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).
Người gom hàng Chỉ áp dụng cho hàng LCL.
  • Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở;

·        Cấp vận đơn cho khách hàng và khai manifest lên hệ thống;

·        Thực hiện thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giải phóng hàng cho khách hàng.

Người nhận hàng ·        Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

·        Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

  • Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như local charges, D/O, phí cược container.
·        Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

·        Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

·        Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như local charges, D/O, phí handling charges

LCL và FCL có những ưu nhược điểm gì?

Hàng LCL trong xuất nhập khẩu là gì

Các bên mua bán vẫn luôn băn khoăn: phương thức vận chuyển FCL hay LCL có lợi hơn? sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ưu nhược điểm của 2 hình thức này để có được lựa chọn tối ưu nhất khi vận chuyển hàng hóa.

Ưu điểm Nhược điểm
LCL
  • Chỉ cần trả chi phí vận chuyển cho đúng lượng hàng thực tế gửi đi

·        Hạn chế được tình trạng tồn kho do  Số lượng hàng đối với lô hàng lẻ không lớn, do đó

·        Áp dụng đối với những lô hàng có số lượng ít, để tiết kiệm chi phí thì nên đi LCL.

·        Thời gian từ lúc gửi hàng cho đến khi nhận được hàng sẽ lâu hơn so với đi hàng FCL. Nguyên nhân do mất thời gian dỡ hàng và phân loại hàng hóa trong kho.

·        Tính an toàn của hàng hóa không cao do quá trình khai thác hàng ở kho CFS có thể phát sinh vấn đề hỏng hóc đối với hàng hóa.

FCL ·        Thời gian vận chuyển nhanh hơn do không mất thêm thời gian khai thác tại kho CFS như hàng lẻ.

·        Dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa, tránh tình trạng thất lạc hàng.

·        Áp dụng đối với những lô hàng có số lượng lớn, đóng được vào nguyên một hoặc nhiều container, giúp tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế theo quy mô.

·        Số lượng hàng của một lô lớn, có thể dẫn đến tình trạng tồn kho.

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về hàng LCL và FCL. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ phân biệt rõ hơn về 2 loại hình vận chuyển này và có lựa chọn tốt nhất cho mình.

Nếu khách hàng có nhu cầu về dịch vụ vận tải hàng nguyên cont (FCL), hoặc dịch vụ gom hàng lẻ (LCL), vui lòng liên hệ ngay với Alphatrans, chúng tôi sẽ đồng hành cùng quý khách hàng.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Mr.Đức 0909891672
Mr.Dugly 0804141989
Website: Vantaiquocte365.vn
Trụ sở chính: 45 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT
  1. Xuất Khẩu Tại Chỗ HCM - Đức Transport
  2. Xác định mã HS - Đức Transport
  3. Tiêu Chuẩn Kích Thước Các Loại Container 20, 40 Chi Tiết Nhất
  4. Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế - Mà Các Doanh Nghiệp Cần Biết
  5. Phụ Phí Trong Vận Tải Là Phí Gì?
  6. Packing List Là Gì - Đức Transport
  7. Invoice là gì - Đức Transport
  8. Top 11 Hãng Tàu Lớn Nhất Thế Giới Hiện Nay
  9. Tìm Hiểu Về DEM, DET, STORAGE Charge - Đức Transport
  10. DANH SÁCH CẢNG BIỂN TẠI MỸ (USA) - Đức Transport
  11. Danh Sách Cảng Biển Nhật Bản - Đức Transport
  12. Danh Sách Cảng Biển Hàn Quốc - Đức Transport
  13. Danh sách 14 cảng biển lớn ở Trung Quốc - Đức Transport
  14. Chứng Từ Xuất Khẩu Gồm Giấy Tờ Gì - Đức Transport
  15. CÁC NƯỚC ĐƯỢC XUẤT SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT VÀO VIỆT NAM - Đức Transport
  16. Các loại hình xuất nhập khẩu đầy đủ mới nhất - Đức Transport
  17. Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 - Đức Transport
  18. Arrival Notice Là Gì? - Đức Transport Chức Năng Của Chúng Trong Xuất Nhập Khẩu