Nắm vững những nguyên tắc thương mại quốc tế về hoạt động ngoại thương là điều quan trọng với những ai đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong Incoterms, Cif là một trong các điều kiện giao hàng rất quan trọng, được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến hiện nay. Vậy Cif là gì? Khi nào nên sử dụng Cif và trách nhiệm của bên mua lẫn bên bán thế nào? Bây giờ Đức Transport sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
Cif là gì trong xuất nhập khẩu
Cif được viết tắt của Cost, Insurance và Freight (chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến và khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm sẽ chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hoá được dỡ đi ở cảng dỡ hàng hoá.
Điều kiện Cif sẽ có nhiều điểm khác biệt so với điều kiện fob, vì vậy hai điều kiện này thường được so với nhau. Nếu lựa chọn xuất khẩu theo điều kiện cif, người bán là người chịu trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm. Chi phí có thể tính cho người mua theo số tiền mà người mua thanh toán.
Với điều kiện Cif, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu và đặt booking đóng các loại phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các khoản local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan và thanh lý hải quan để thông quan toàn bộ lô hàng và thanh toán các chi phí khác đưa hàng hoá đến đích.
Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro thiệt hại và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa lên lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng và vận chuyển trong trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định để lấy giấy phép nhập khẩu và những chứng từ liên quan khác.
Người bán và người mua chuyển giao rủi ro và trách nhiệm cùng một thời điểm.Trong hợp đồng, Cif được viết kèm với tên cảng dỡ hàng.
Ví dụ: Cif Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.
Số Cif là gì ?
Số Cif là số mã khách hàng , công ty tại ngân hàng. Môt công ty có thể mở nhiều tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng kiểm soát nó qua số Cif. Hiểu đơn giản số Cif là số code của công ty tại một ngân hàng.
Hướng dẫn tính giá Cif
Giá Cif là mức phí được tính tại cảng của bên nhập khẩu, tức là bên bán chịu toàn bộ chi phí cho đến khi hàng hoá được giao tại cảng của bên mua theo quy định.
Giá CIF là giá tại cảng của bên mua hàng, đã gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến tay bên nhận hàng hóa.
Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển
Chuyển giao rủi ro trong CIF
Chuyển giao rủi ro là điều gây nên sự khác biệt trong những điều khoản được quy định trong Incoterms. Theo quy định, nội dung của điều khoản CIF quy định rõ, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hải trước cho người mua và sau khi hoàn thành sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua và những chứng từ liên quan. Như vậy, bên được bảo hiểm vẫn là bên mua. Khi có rủi ro ngoài ý muốn trên hành trình vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra yêu cầu bảo hiểm bồi thường.
Với quy định của CIF thì bên bán sẽ có trách nhiệm chịu phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro đối với lô hàng trong toàn bộ thời gian vận chuyển trên đường biển.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF
Dưới đây là một số trách nhiệm của người mua và người bán trong Cif:
Cung cấp hàng hoá
Người bán có trách nhiệm giao hàng và cung cấp những chứng từ cần thiết như hoá đơn thương mại, vận đơn hàng hải, . ..
Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo đúng quy định đã được ghi cụ thể trong hợp đồng mua bán giữa hai bên đã ký kết.
Giấy phép và thủ tục
Người bán sẽ phải cung cấp đủ giấy phép xuất khẩu và những giấy chứng nhận từ nước ngoài đối với lô hàng xuất khẩu.
Trong khi đó, bên bán sẽ phải làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu để lấy giấy phép nhập khẩu hàng hoá.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm
Bên bán sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm đối với lô hàng, công ty có trách nhiệm chi trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích được chỉ định.
Bên mua không có trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và cũng không phải ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với lô hàng đó.
Giao hàng và nhận hàng
Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng tại cảng chỉ định, đây là điều căn bản của CIF.
Chuyển giao rủi ro
Rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi cả lô hàng được chuyển thông qua lan can tàu.
Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đã được giao trên boong tàu.
Cước phí
Về cước phí, bên bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả các chi phí như đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm hàng hoá và đóng thuế xuất khẩu v.v. ..
Bên mua có trách nhiệm chi trả tất cả những khoản phí phát sinh khi khi lô hàng được giao đến tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với lô hàng đó.
Bằng chứng giao hàng
Bên bán sẽ phải giao chứng từ gốc sau khi lô hàng được giao lên tàu.
Người mua chấp nhận các chứng từ được chuyển giao bởi người bán dưới hình thức phù hợp nhất.
Kiểm tra hàng
Người bán cần tiến hành chi trả chi phí như việc kiểm tra hàng, quản lý chất lượng và đóng gói hàng hoá, . ..
Người mua cần chi trả những chi phí cho việc kiểm tra tại nước xuất khẩu, . ..
Mối liên hệ giữa giá FOB và giá CIF
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc giá Fob và giá Cif có sự liên hệ thế nào? Trước hết cả 2 cùng có sự tương tự nhau là:
- Đều là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến nghị sử dụng cho vận tải đường thuỷ quốc tế và nội địa.
- Là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Vị trí chuyển giao trách nhiệm và rủi ro là tại cảng xếp hàng (cảng xuất khẩu) .
- Trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc về người bán seller) . Còn thủ tục nhập khẩu để lấy hàng thuộc về người mua (buyer) .
Sự khác nhau giữa CIF và FOB
- Điều kiện trong Incoterm: điều kiện CIF – tiền hàng, bảo hiểm – cước tàu và điều kiện giao hàng FOB – giao hàng lên tàu.
- Trách nhiệm vận chuyển thuê tàu: CIF – người bán phải thuê tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển. FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàu.
- Bảo hiểm: CIF – người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm đối với lô hàng xuất khẩu, thông thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá. FOB – người bán không phải mua bảo hiểm.
- Địa điểm cuối để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng: chỉ có 2 điều kiện giao hàng CIF và FOB nhưng có cùng điểm chuyển giao rủi ro là lan can tàu. Tuy nhiên, với CIF thì bạn phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã chuyển đến cảng dỡ hàng hóa (cảng đến) .
Khi nào nên dùng CIF?
Khi nào nên dùng CIF có lẽ là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời quý bạn độc giả tìm hiểu thông tin dưới đây:
Khi nào doanh nghiệp nên mua CIF
CIF thực sự là các điều khoản có lợi đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua cao hơn người bán, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chi phí mà họ phải chi trả sẽ thấp hơn bên bán.
Người bán sẽ được làm việc với bên vận chuyển để họ có thể kiếm được lợi so với người mua.
Người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra lô hàng nếu lô hàng quá tải.
Khi nào doanh nghiệp nên mua FOB
Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều về lĩnh vực thương mại quốc tế.
Người mua có đại lý giao nhận tại cảng kết. đối với các chuyến vận chuyển hàng, bên mua sẽ có được lợi ích khi thương lượng được giá cước vận chuyển, và làm việc được với bên vận chuyển.
Trên đây là tất cả thông tin mà Đức Transport cung cấp cho bạn về Cif trong xuất nhập khẩu bao gồm cả Cif là gì, mối quan hệ giữa Cif và Fob,… Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích.
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất