Nếu bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu bạn buộc phải biết và hiểu mã HS code là gì ? Làm sao để đọc mã HS code và đọc như thế nào cho đúng ? Bài viết dưới đây Đức Transport sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Hs code là gì ?
Hs code là ngôn ngữ và tên sản phẩm được mã hoá bằng một dãy số bao gồm 8 đến 10 chữ số xếp cạnh nhau. Hs code của các nước sẽ khác nhau nếu có chung 1 quy chuẩn quốc tế, Hs code tiếng Anh là Harmonized System Codes của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thành lập.
Mã Hs code là mã số dùng để phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới WCO ban hành có tên là “Hệ thống thông tin mô tả và phân loại hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System) . Dựa trên mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu để có thể phân biệt được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
Cấu trúc mã HS Code
Cấu trúc của mã hs code bao gồm những bộ phận khác nhau được chia từ lớn đến bé là phần. Trong phần sẽ có các Chương. Trong mỗi chương sẽ có Nhóm, các phân nhóm và cuối cùng là phân nhóm cuối cùng.
Phần bao gồm 21 hoặc 22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ được chú giải riêng cho người dùng biết. Tiếp sau là Chương sẽ có 97 chương. Riêng chương thứ 98 và 99 dùng để mô tả riêng về từng quốc gia. Trong chương sẽ có chú giải riêng biệt và 2 ký tự đầu tiên sẽ tạo thành miêu tả chung cho loại hàng hoá.
Phần nhóm bao gồm 2 ký tự và được chia thành nhóm chung với nhau. Phân nhóm thường được chia nhóm chung thành các nhóm và cũng có 2 ký tự. Phần phân nhóm lại có 2 ký tự để cho mỗi quốc gia tự quy định.
Trong cấu tạo của hs là gì? Cụ thể là nhóm 6 chữ đầu tiên phải có tính quốc tế. Tiếp theo là những nhóm khác mà mỗi quốc gia tự quy định.
Vai trò của mã hs code
Hs code giúp người mua và người bán đồng nhất về tên sản phẩm, xuất xứ, sử dụng và phân loại sản phẩm bằng một dãy các con số, giúp loại bỏ rào cản ngôn ngữ và hạn chế các sai sót đáng tiếc trong thương mại quốc tế.
Hs code là căn cứ giúp các cơ quan nhà nước bao gồm hải quan, công an và phòng thương mại xác định rõ loại mặt hàng và hai bên mua và bán đang gia thương, từ đó có thể :
- Quản lý và theo dõi danh sách hàng hoá được cho phép, hạn chế và cấm xuất nhập khẩu.
- Quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu.
- Thiết lập hạn ngạch xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm cụ thể.
- Thu thập dữ liệu và thống kê thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.
- Tạo thuận lợi cho việc thương lượng, ký kết và thực thi các hiệp định thương mại.
Hướng dẫn cách tra mã hs code
Bạn có thể thực hiện tra cứu mã HS bằng cách tìm kiếm ở nhiều nguồn khác nhau. Trước khi mở tờ khai thông quan nên sử dụng bảng hệ thống mã tra cứu để hướng dẫn cán bộ phụ trách mở tờ khai hải quan. Việc tra cứu đúng mã HS Code sẽ giúp cho việc mở tờ khai được nhanh và không phải chờ đợi.
Bạn có thể áp dụng những quy tắc tắc tra cứu sau đây:
- Căn cứ vào chứng từ cũ
Chứng từ cũ sẽ có sẵn mã HS Code của hàng hoá công ty bạn. Dựa vào mã, chúng ta có thể biết được hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ có mã nào. Cách này áp dụng với mọi loại hàng hóa từ trước đến nay đơn vị hành nghề.
- Nhờ người tư vấn
Dịch vụ tư vấn và làm chứng từ hiện có khá nhiều. Bạn có thể tham khảo sử dụng các dịch vụ. Họ là những người có kinh nghiệm và có mối quan hệ mật thiết với những người làm tờ khai nên biết khá chính xác mã code khi in tờ khai.
- Trả mã HS Code trên website
Thời đại thông tin ngày nay rất nhiều và tiện cho người dùng. Bạn có thể tra cứu tại những website chính thống: Customs.gov.vn là trang web của Hải Quan Việt Nam. Tại đây, bạn chỉ cần đánh cụm từ xuất nhập khẩu hàng hoá vào thanh công cụ tìm kiếm, sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra. Hãy nhấn chuột vào phần có thông tin chuẩn xác nhất, sau đó sẽ hiện ra những phân nhóm nhỏ kế tiếp với mã code ở đầu cho phép bạn chọn.
- Căn cứ vào biểu thuế
Các hàng hóa sẽ được áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu mới. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tìm kiếm được mã HS Code dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải sử dụng excel để dùng công cụ tìm kiếm một cách chính xác. Bạn có thể nhấn Ctrl + F và nhập vào các cụm từ cần tìm kiếm.
Quy tắc sử dụng mã HS Code
QUY TẮC 1: Chú giải chương & Tên định danh
Tên từng phần, chương và phân chương không có ý nghĩa pháp lý trong việc phân loại hàng hoá nhưng sẽ giúp chúng ta xác định loại hàng hoá đang nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải được toàn bộ về sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.
Chú giải của mỗi chương mang tính quyết định nhất đối với phân loại sản phẩm trong chương đó và điều này có tính xuyên suốt đến toàn bộ những quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần hoặc chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.
Ví dụ: Xác định mã HS của voi ở
- Bước 1: Hình vùng: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
- Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1. c của chương 1 là các “động vật thuộc chương 95.08
- Bước 3: Đọc chương 95 và đọc chú giải chương đó để xác định voi xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000
Tra mã theo tên định danh sẽ được hướng dẫn chi tiết rõ nhất trong phân nhóm.
Ví dụ: Ngựa thuần để sinh sản
Trong biểu thuế có mục định danh và phân loại là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác về sản phẩm này cho nên ta áp mã 01012100.
QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm
- Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện
Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh hoặc không hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có giá tính và công dụng tương đương sản phẩm hoàn thiện sẽ được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Xe đạp không bánh: vẫn được áp mã theo quy định
Một mặt hàng không có những bộ phận tháo ra thì những phần tháo ra đó nếu lắp vào sẽ trở thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì cũng được gắn vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.
Ví dụ: Nhằm thuận tiện cho việc di chuyển người ta tháo các bộ phận của 1 chiếc xe rời thì cũng được xác định mã HS theo loại xe.
Phôi: là những sản phẩm chưa được đem ra sử dụng, có hình ảnh dán bên ngoài rất giống với với hàng hoá hoàn thiện và được sử dụng với mục đích duy nhất là hoàn thiện nó trở thành sản phẩm hoàn thiện của hàng hoá.
Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa có các cạnh ⇒ được áp mã như đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa có ren ở cổ chai ⇒ được áp mã như chai hoàn thiện.
Việc lắp ráp quy định là thao tác thủ công như dùng vít, đinh, ốc, vít ghép với nhau hoặc bằng cách hàn lại v.v. Không áp dụng quy tắc trên với những sản phẩm cần phải lắp ráp lại trước khi cho vào lấp ráp.
Những bộ phận được lắp ghép hoặc dư thêm về số lượng theo yêu cầu nhằm hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng biệt.
- Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất
Chỉ áp dụng quy tắc khi sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.
Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm được phân loại trong nhóm đó.
Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm khác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo thành phần cơ bản nhất của hỗn hợp.
Ví dụ: Gói cà phê hoà tan là hỗn hợp của những chất sau: cà phê, sữa tươi và đường kính. Vậy hỗn hợp nào sẽ được áp theo mã chất căn bản nhất là cà phê.
QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
- Quy tắc 3a
Hàng hoá được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả chi tiết nhất sẽ được ưu tiên hơn những nhóm có mô tả chung chung.
Ví dụ: Máy dao cạo râu và tóc có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 chứ không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các thiết bị cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các đồ điện gia dụng có lắp động cơ điện) . Vì nhóm 85.10 đã mô tả đầy đủ và chi tiết nhất là: “Máy cạo râu và máy cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”
- Quy tắc 3b
Hàng hoá được cấu thành bởi nhiều sản phẩm và bộ sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều sản phẩm khác nhau nên phân loại bộ sản phẩm dựa vào sản phẩm mang đặc tính nổi trội nhất của bộ đó.
Ví dụ: bộ sản phẩm dưỡng tóc gồm: Keo điện cuộn tóc, dầu gội, kẹp tóc
Chúng ta cần lựa chọn sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp theo mã HS của sản phẩm tương ứng.
- Quy tắc 3c
Khi không áp dụng được Quy tắc 3a) hoặc 3b) thì hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3 (c) . Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại ở nhóm có thứ tự cuối cùng trong tất cả những nhóm đã được xét để phân loại.
Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa là: Tô vít, kìm và Cờ Lê
Khi tìm mã HS của 3 sản phẩm trên thì bạn thấy Cờ Lê là sản phẩm có mã HS nằm ở vị trí cuối cùng ta sẽ tìm mã HS của sản phẩm sửa rồi áp mã HS vào bộ sản phẩm sửa.
QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
So sánh hàng hoá định phân loại với hàng hoá đã được phân loại trước đó.
Xác định giống nhau có thể căn cứ trên nhiều tiêu chí: từ mô tả, đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của hàng hoá. ..
Hàng hoá sau khi đã so sánh sẽ được đặt trong nhóm của hàng hoá giống nhau nhất.
Ví dụ: Men dạng bột, được dùng giống như dược phẩm thì được áp vào mã thuốc 30.04
QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì
- Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự
Các loại bao hộp khác, phù hợp hoặc có thiết kế riêng để đựng hàng hoá trong bộ hàng hoá cố định, có thể dùng trong thời gian nhất định và gắn liền với sản phẩm khi bán cũng được phân loại cùng với các sản phẩm tương tự.
Tuy nhiên, nguyên tắc trên không được áp dụng với bao bì mang tính chất căn bản nổi trội hơn so với hàng hoá mà nó chứa đựng.
Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý hiếm và mang tính chất nổi trội hơn đàn thì phải chia bao đựng đàn và đàn làm 2 mã HS code.
- Quy tắc 5b: Bao bì
Quy tắc này qui định cách phân loại bao bì thông thường được dùng trong bao gói chứa đựng hàng hoá và được dùng cùng với hàng hoá (ví dụ như bao nilon, hộp carton. ..) . Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng với bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.
Ví dụ: Không áp mã bình đựng ga bằng kim loại (bình có thể dùng được) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng biệt. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.
QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.
Việc phân loại hàng hoá vào từng phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của mỗi phân nhóm, phù hợp các quy tắc phân nhóm và phù hợp với nội dung của chương có liên quan.
Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm với nhau thì phải so sánh cùng mức độ.
Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch. … (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên sản phẩm trong mục mô tả hàng hoá của nhóm)
Trên đây là tất cả các thông tin về Hs code mà Đức Transport cung cấp cho bạn như Hs code là gì, cách tra mã Hs code,… Hy vọng bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để giúp cho công việc của bạn.
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất