Bạn đang tìm hiểu về lss là gì trong xuất nhập khẩu và còn rất nhiều thắc mắc về vấn đề này. Đức Transport sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích và chính xác thông qua bài viết này.

LSS là gì trong xuất nhập khẩu?

LSS là từ viết tắt của Low sulphur surcharge. Đây là phụ phí giảm thải lưu huỳnh đã được quy định trong các điều ước quốc tế sau 2015 trong các hoạt động thương mại theo đường hàng hải. Hiện nay, hãng tàu khi vận chuyển hàng hoá sẽ buộc phải đóng khoản phí giảm thải lưu huỳnh trong quá trình vận chuyển. Mức phí này sẽ được tính toán và áp dụng một cách khác nhau đối với từng hãng tàu và tuyến vận chuyển theo từng chiều dài cụ thể.

Hiện tại, phụ phí LSS còn được gọi với các tên thông dụng khác nhau như:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp
  • Phụ phí nhiên liệu xanh
  • Phụ phí vùng kiểm tra khí thải
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp
  • Environmental Fuel Fee
LSS là gì trong xuất nhập khẩu
LSS là gì trong xuất nhập khẩu

Đối tượng phải chịu phí LSS cũng như những khoản phụ phí liên quan khác

Bên cạnh việc phí LSS ngày càng tăng, những hãng tàu vận tải biển hiện cũng phải chịu thêm khá nhiều phụ phí khác nhau mới có thể đảm bảo hoạt động vận chuyển giữa các cảng được thông suốt. Tuy nhiên, bên cạnh những hãng tàu là đối tượng phải chịu phí low sulphur surcharge còn có những đối tượng khác cũng phải chịu khoản phí vận chuyển cùng hàng loạt những phụ phí khác như:

  • Chủ tàu, người lái tàu
  • Người thuê tàu
  • Đại lý cung cấp, mua bán nhiên liệu với các tàu biển
  • Các công ty tài chính, tổ chức tín dụng cho các chủ tàu vay
Đối tượng phải chịu phí LSS cũng như những khoản phụ phí liên quan khác
Đối tượng phải chịu phí LSS cũng như những khoản phụ phí liên quan khác

Phí LSS được tính đối với hàng xuất khẩu hay nhập khẩu?

Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi hãng tàu sẽ buộc phải tính phí LSS là bao nhiêu cho mỗi hàng hoá sử dụng vào cả mục đích xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Nguyên nhân là do luật giảm thiểu ảnh hưởng của sulfur được áp dụng trên nhiều tuyến vận chuyển hàng hải. Tuy nhiên, tùy theo chiều dài của cuộc hành trình mà mức phí LSS sẽ có dao động khác nhau.

Hiện tại, phí LSS với hàng nhập khẩu sẽ được tính như sau:

  • Đối với cont 20: áp dụng mức phí 40$
  • Đối với cont 40: áp dụng mức phí 80$

Trong thực tế, khoản phí nhiên liệu sẽ được tính gộp cùng với phí vận chuyển chính. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không nhận được báo giá LSS, điều này đồng nghĩa với việc phụ phí nhiên liệu đã được cộng gộp với cước tàu hoặc phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu sẽ cho ra được giá đúng đối với khách hàng.

Phí LSS được tính đối với hàng xuất khẩu hay nhập khẩu
Phí LSS được tính đối với hàng xuất khẩu hay nhập khẩu

Mức thu phí LSS đối với xuất khẩu là bao nhiêu?

Hiện nay, mức phụ phí LSS không có sự khác biệt đối với hầu hết các mặt hàng. Vì thế, cho dù đó là hàng nhập khẩu hoặc xuất qua bên thứ 3 vẫn có mức phụ phí áp dụng giống nhau. Khoản phí này sẽ được từng hãng tàu thu riêng rẽ hoặc cộng gộp chung với ocean freight. Và sự khác nhau của những mức phí thu LSS riêng cho từng hãng sẽ có sự khác nhau như sau:

  • Với container 20 ′ hàng khô: Trung bình khoảng 25 – 40 USD
  • Với container 40 ′ hàng khô: Trung bình khoảng 50 – 80 USD
  • Với những container hàng đông lạnh thì phụ phí phải thu sẽ cao hơn

Tuy nhiên, bắt đầu từ 01/01/2020, các điều luật quốc tế đã yêu cầu giảm lượng khí thải của đoàn tàu chở hàng về mức 0.50 %m/m. Chính vì vậy, phí low sulfur surcharge sẽ tăng thêm. Do đó, các chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng phải tăng thêm khá nhiều.

Quy định về kê khai phí LSS trong giá trị tính thuế

Hiện nay, những quy định trong việc kê khai phí LSS đối với hoạt động logistics hiện nay đã được quy định trong các văn bản pháp luật như:

  • Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015; thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/08/2019 quy định phụ phí giảm thải lưu huỳnh phải cộng vào giá tính thuế nếu bên mua phải trả khoản phụ phí vận chuyển cho hãng tàu
  • Theo điều 13, khoản 2, mục G, thông tw/2015/TT-BTC: doanh nghiệp khi kê khai vào giá các khoản phải cộng với giá giao dịch của phí vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
  • Công văn 969/HQHCM-TXNK ngày 17/04/2020 về hướng dẫn kê khai phụ phí giảm thải lưu huỳnh có quy định: Trường hợp hãng tàu không thu phụ phí LSS thì doanh nghiệp không phải kê khai

Các loại phụ phí vận chuyển đường biển khác

Bên cạnh khoản phí LSS là gì mà mỗi công ty đều phải thu thì có thêm một số khoản phụ phí nữa cũng thông dụng trong hoạt động logistics như:

  • Phí THC – Terminal Handling Charge: Khoản tiền này sẽ được các bên shipper thanh toán với hãng tàu. Phụ phí bốc dỡ tại cảng là khoản phí các container chở hàng sẽ phải trả nhằm bù đắp cho các chi phí diễn ra ở cảng cẩu, xếp; bốc dỡ hàng, tập kết cont hoặc vận chuyển ra tàu
  • Phí CIC – Container Imbalance Charge: Đây là khoản phí hãng tàu sẽ thu để bù đắp chi phí vận chuyển hàng container rỗng trong kho khi di chuyển từ chỗ dư đến nơi thiếu khi có yêu cầu delivery
  • Phí seal – phí niêm chi: Đây là khoản phí sẽ được áp dụng nếu container có kẹp chì nhằm bảo vệ hàng hoá khi di chuyển trên những con đường vận chuyển đi nước
  • Phí telex – phí dịch vụ chuyển hàng: Đây là khoản phụ phí để hàng hóa được gửi đi nhanh mà người nhận không đòi hỏi hoá đơn tài chính
  • Phí handling charge: Đây là khoản phí được các công ty logistic hoặc hãng tàu thu với mục đích take care lô hàng có bao gồm phí vận chuyển, hao mòn, chi phí DO. ….
Quy định về kê khai phí LSS trong giá trị tính thuế
Quy định về kê khai phí LSS trong giá trị tính thuế

Bạn đã có cho mình những thông tin phù hợp về vấn đề lss là gì trong xuất nhập khẩu cho công việc của mình thông qua bài viết của Đức Transport  chưa? Bạn hãy chắt lọc cho mình những thông tin phù hợp nhất để có thể phục vụ cho công việc của mình.Chúc bạn thành công!