Bạn đang tìm hiểu về chuỗi giá trị để thuận lợi cho việc sản xuất hàng hòa của mình.Thì bài viết này của Đức Transport sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý độc giả về khái niệm chuỗi giá trị là gì và các vấn đề liên quan đến nó.

Chuỗi giá trị là gì?

Chuỗi giá trị (tiếng Anh: Value Chain) là tập hợp những hoạt động để gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Phân tích chuỗi giá trị giúp tổ chức tìm ra cách thức có thể bán sản phẩm với giá cao hơn chi phí tăng thêm giá trị và cuối cùng tạo ra tỷ suất lợi nhuận. Một sản phẩm đã được “sơ chế” không bao giờ mang lại được giá trị bằng sản phẩm đã được sơ chế.

Chuỗi giá trị là gì
Chuỗi giá trị là gì

Vai trò của chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí do cắt giảm các loại chi phí bên cạnh tối ưu hoá chất lượng sản phẩm. Thực hiện tốt hoạt động sản xuất sẽ tạo được sự đa dạng cho sản phẩm qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Vai trò của chuỗi giá trị
Vai trò của chuỗi giá trị

Đối với hoạt động sản xuất

Nhờ chuỗi giá trị, nguyên liệu đầu vào được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt 100%.

Đối với hoạt động sản xuất
Đối với hoạt động sản xuất

Đối với hoạt động marketing

Đối với Marketing, chuỗi giá trị chính là những hoạt động: quảng cáo, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối, định giá. Chúng tạo lợi thế tiếp cận với khách hàng tiềm năng, qua đó thúc đẩy khách hàng chọn và mua sản phẩm. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất kích thích hành vi mua hàng.

Việc áp dụng chuỗi giá trị đòi hỏi doanh nghiệp tập trung cao độ vào xây dựng và phát triển dịch vụ như: chính sách bán hàng, dịch vụ hậu mãi, chế độ chăm sóc khách hàng, . .. – yếu tố không phải là quyết định sống có ý nghĩa rất lớn đối với việc ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng. Hiện nay, người tiêu dùng thông minh cũng sẵn sàng trả nhiều hơn khi mua sản phẩm tốt (về chất lượng, giá cả lẫn dịch vụ) hơn là mua sản phẩm rất tốt nhưng dịch vụ không đảm bảo.

Đối với hoạt động marketing
Đối với hoạt động marketing

Mô hình chuỗi giá trị

Mô hình chuỗi cung ứng xuất phát từ nhiều hoạt động riêng lẻ như tiếp thị, sản xuất marketing, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng. Mỗi hoạt động đóng góp một ít cho chi phí phát sinh cũng có thể tạo nên giá trị thực sự cho sản phẩm. Bao gồm hoạt động sản xuất và hoạt động hỗ trợ

Hoạt động sản xuất

Là các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra và phân phối sản phẩm như

  • Logistics đầu vào để nhận, lưu giữ và phân phối nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất.
  • Chế tạo: sản xuất nguyên liệu thô trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Logistics thành phẩm: thu gom, đóng gói và phân phối sản phẩm đến tận tay người sử dụng.
  • Tiếp thị bán hàng: đảm bảo sản phẩm hướng đến đúng đối tượng khách hàng, chú trọng vào các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua quảng cáo, tiếp thị, tổ chức bán hàng và phát triển hệ thống phân phối.
  • Dịch vụ: Sau khi sản phẩm đã được bán, tổ chức cung cấp đến khách hàng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết nhằm “lôi cuốn” thêm nhiều khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mục tiêu sẽ quay trở lại.

Các hoạt động hỗ trợ

  • Cơ cấu quản lý: Mọi tổ chức cần đảm bảo rằng tài chính, cơ cấu pháp lý và cơ cấu quản trị đang hoạt động tốt. Nếu cơ sở hạ tầng không hiệu quả làm thất thoát tài sản thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và có thể làm công ty bị xử phạt hành chính.
  • Quản lý nhân viên: Tổ chức sẽ phải tìm kiếm, tuyển dụng và phát triển những nhân viên thích hợp giúp tổ chức thành công. Nhân viên phải có nghĩa vụ và quyền lợi được chi trả theo ‘ tỷ lệ thị trường ‘ nếu muốn giúp tổ chức phát triển cũng như gia tăng giá trị cá nhân.
  • Phát triển công nghệ: Công nghệ được áp dụng theo nhiều cách: ứng dụng vào quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí; thiết kế và phát triển sản phẩm mới và internet giúp khách hàng có thể đăng nhập 24/7 vào công ty.

Mua hàng: làm thế nào có thể mua được nguồn nguyên liệu có chất lượng mà giá cả phải chăng? Thách thức của hoạt động mua sắm là có được chất lượng tương xứng với chi phí.

Lưu ý: Đôi khi các hoạt động chính trực tiếp gia tăng giá trị cho quá trình sản xuất, tuy nhiên chúng không cần phải lớn hơn những hoạt động hỗ trợ. Ngày nay, lợi thế cạnh tranh thường đến từ việc nâng cấp công nghệ hoặc thay đổi mô hình và quy trình sản xuất. Do đó, những hoạt động hỗ trợ về mặt công nghệ và cấu trúc nhân lực chắc chắn sẽ tạo được sự khác biệt giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Mô hình chuỗi giá trị
Mô hình chuỗi giá trị

Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

  • Giống nhau

Dù chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động để gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm thì chuỗi cung ứng là sự tổng hợp của các hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Nhưng suy cho đến cùng, mục đích chính của 2 mạng lưới trên là nhắm vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, giá cả tốt nhất và dịch vụ hoàn hảo nhất đến tận tay người dùng.

  • Khác nhau
  CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Ý tưởng Bắt nguồn từ quản trị kinh doanh Bắt nguồn từ quản trị tài chính 
Các hoạt động chính Chuỗi giá trị luôn chú trọng vào việc gia tăng và nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.. Là tập hợp các hoạt động: cung cấp nguyên liệu => chế biến => tiêu thụ => khách hàng
Nguyên lý hoạt động Bắt đầu bởi yêu cầu khách hàng và kết thúc bởi sản phẩm Bắt đầu với yêu cầu sản phẩm và kết thúc khi nó đến tay khách hàng
Mục đích Tăng lợi thế cạnh tranh Sự hài lòng của khách hàng

 Tất tần tật về các thông tin chuỗi giá trị là gì bạn cũng đã được tham khảo qua bài viết này.Mong là bài viết của Đức Transport có thể giúp được phần nào cho công việc của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay sơ suất nào từ phía chúng tôi thì hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline của chúng tôi.