Trên thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện nay có hơn 6000 tàu vận tải đang hoạt động với sức chức khác nhau. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Dưới đây là top 11 hãng tàu lớn nhất trên thế giới năm 2022 để bạn có được cái nhìn tổng quát nhất và đánh giá được đâu là hãng tàu lớn nhất trên thế giới.
1.Hãng Tàu MSC
Mở đầu cho top 11 hãng tàu lớn nhất thế giới chính là hãng MSC. Đây là hãng tàu lâu đời khi được thành lập từ những năm 1970 tại Thuỵ Sĩ. Từ năm 1978, MSC được điều hành bởi gia đình Aponte và trở hãng tàu lớn nhất trên thế giới hiện nay.
MSC hoạt động trên 155 quốc gia, với hơn 645 con tàu và 70.000 nhân viên. Vì vậy MSC trở thành hãng tàu được nhiều người lựa chọn khi vận tải giữa các quốc gia.
2.Hãng Tàu Maersk – Apm
Hãy tàu tiếp theo trong top 11 hãng tàu lớn chính là Maersk – Apm. Maersk là hãng tàu có hơn 25 năm hoạt động trực thuộc tập đoàn của Đan Mạch – A.P.Moller-Maersk. Đây là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và thương được gọi tắt là Maersk.
Hãng tàu Maersk – Apm có sức chứa hàng hóa lên tới hàng triệu tấn mỗi ngày. Chúng có mặt trên khắp thế giới với hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ và có hơn 300 chi nhánh làm việc. Vì vậy, việc vận chuyển hàng đến tay người dùng nhanh chóng và đáng tin cậy.
3.Hãng Tàu CMA – CGM
CMA – CGM là công ty vận tải đa dạng trong lĩnh vực vận tải liền mạch được thành lập vào năm 1978. CMA – CGM cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Với hơn 755 trụ sở hoạt động trên hơn 160 quốc gia, 750 nhà kho cùng 110.000 nhân viên.
Hãng tàu đã vươn lên vị trí thứ 3 trong top 11 hãng tàu lớn nhất thế giới nhờ có hơn 509 tàu, phục vụ vận tải trên 420/521 cảng thương mại trên thế giới. CAM chiến khoảng 11.5% thị trường vận tải biển.
4.Hãng Tàu Cosco Shipping
Đứng thứ 4 trong top 11 hãng tàu lớn nhất thế giới là Cosco Shipping. Đây là một công ty thuộc tập đoàn COSCO Shipping Holding Co., Ltd, tại Trung Quốc. Cosco Shipping vận tải chủ yếu là các dịch vụ vận tải container trong nước và quốc tế.
Đến năm 2021, Cosco Shipping có tổng số 480 tàu container hoạt động trên 40 quốc gia. Cùng với đó, Cosco Shipping là đơn vị vận tải có sản lượng hàng rời và hàng khô lớn nhất tại Trung Quốc cũng như trên thế giới. Các tuyến tàu hãng này đi qua phổ biến tại Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi và Thái Bình Dương cùng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
5.Hãng Tàu Hapag – Lloyd
Hãng tàu Hapag – Lloyd được thành lập từ những năm 1970 tại Đức và thuộc quyền quản lý của công ty đa quốc gia Hapag – Lloyd. Hãng có sự sáp nhập của các hãng tàu: HAPAG; NDL; CSAV và trở thành hãng tàu lớn thứ năm trong danh sách top 11 hãng tàu lớn trên thế giới.
Hapag – Lloyd hiện có hơn 250 con tàu phục vụ trên 128 quốc gia với hơn 12.800 nhân viên và 398 chi nhánh văn phòng. Hapag – Lloyd chiếm 7.4% thị phần vận chuyển hàng hóa đường biển trên thế giới.
6.Hãng Tàu Ocean Network Express
Ocean Network Express là hãng tàu được thành lập năm 2007 bởi 3 công ty vận tải lớn là MOL, “K” -Line và NYK tại Nhật Bản. Công ty này có trụ sở chính tại Singapore và có chi nhánh trên 100 quốc gia.
Hãng tàu ONE có hơn 230 container chiếm khoảng 6.7% thị trường trên toàn cầu. Ocean Network Express xứng đáng với thứ hạng 6 trong top 11 hãng tàu lớn nhất thế giới.
7.Hãng Tàu Evergreen
Hãng tàu thứ 7 được kể đến trong top này chính là hãng Evergreen. Đây là hãng vận tải được thành lập vào năm 1968 tại Đài Loan bởi tiến sĩ Yung-Fa Chang. Hiện nay, Evergreen có 203 con tàu phục vụ cho hơn 315 các tuyến thương mại trên biển, với số lượng nhân viên lên tới 10.000 người.
8.Hãng Tàu HMM
HMM là tên gọi tắt của Hyundai Merchant Marine, đây là công ty vận tải quốc tế bằng đường biển lớn thứ 8 trong top 11 hãng tàu lớn trên thế giới. HMM được thành lập vào năm 1976 tại Seoul Hàn Quốc.
HMM hoạt động với 78 tàu và có 12 tàu container lớn nhất, số lượng nhân viên hơn 1500 người, phục vụ cho hơn 110 quốc gia trên thế giới. Chúng được tích hợp công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng.
9.Hãng Tàu Yang Ming
Yang Ming là cái tên tiếp theo trong danh sách này, đây là công ty vận tải thuộc THE Alliance, cùng với Hapag Lloyd, ONE và HMM. Công ty này được thành lập vào năm 1972 và có trụ sở chính tại Keelung, Đài Loan.
Yang Ming hoạt động khai thác dịch vụ đường biển trên 70 quốc gia và 170 cảng, mặc dù tuyến Đài Loan là chủ yếu nhưng hãng đang dần mở rộng mạng lưới của mình. Yang Ming đã thanh lập 228 văn phòng trên thế giới tăng cường sự hiện diện của mình tại các quốc gia Châu Âu.
10.Hãng Tàu Wan Hai
Một hãng tàu nữa của Đài Bắc Đài Loan trong top 11 hãng tàu lớn nhất chính là Wan Hai. Đây là công ty vận chuyển đường biển được thành lập vào năm 1965 và vận chuyển chủ yếu ban đầu là sản phẩm gỗ giữa Đài Loan, Nhật Bản và Đông Nam Á. Đến năm 1976, Wan Hai trở thành một công ty vận tải nguyên container để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế bằng container và vận chuyển đa dạng hàng hoá hơn.
Wan Hai có 149 chiếc tàu đang hoạt động với hơn 108 số lượng văn phòng trên thế giới, đáp ứng nhân sự trên 5000 người. Ngày nay, Wan Hai được xếp hạng trong số mười hãng lớn nhất trên thế giới và mở rộng các tuyến vận chuyển tại Canada, Mỹ, Châu Phi và Trung Đông.
11. Hãng Tàu ZIM
ZIM là viết tắt của hãng tàu ZIM Integrated Shipping Services Ltd – công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế của Israel. Hãng tàu được thành lập vào năm 1945 với hơn 110 tàu. Vào năm 2021, ZIM bổ sung thêm 30 tàu và trở thành một trong những top 11 hãng tàu lớn trên thế giới.
Vận tải đường biển ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, bởi chúng có thể đáp ứng cho cả nhu cầu về số lượng, khối lượng, thời gian vận chuyển và giá cước phù hợp nhất. Vì vậy top 11 hãng tàu lớn trên có thể giúp bạn hiểu hơn về các hãng tàu biển. Nếu bạn có thắc mắc gì về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc vận tải, hãy liên hệ cho Đức Transport để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất