MSDS là gì? Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hay MSDS là một thuật ngữ chuyên dụng. Các mặt hàng cần phải có sự xuất hiện của mẫu MSDS thường là những mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển như cháy nổ, ăn mòn, hàng hóa độc hại, có mùi,… Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm có liên quan đến hóa chất bạn cần phải hiểu được bộ tài liệu này. Bài viết dưới đây của Đức Transport sẽ giúp bạn hiểu thêm về MSDS một cách rõ ràng.
MSDS là gì?
Material Safety Data Sheet (MSDS) là một bộ tài liệu kỹ thuật chi tiết và là thông tin toàn diện liên quan đến các thuộc tính của một sản phẩm sở hữu nồng độ hóa chất có liên quan đến các vấn đề sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
- Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
- Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
- Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Nói một cách dễ hiểu MSDS là bộ tài liệu chứa thông tin về các mối nguy tiềm ẩn liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, hỏa hoạn, phản ứng, môi trường,… Và cách thức làm việc an toàn khi bạn tiếp xúc với các sản phẩm hóa học này. MSDS đóng một vai trò quan trọng. Nó chứa đựng các thông tin về việc sử dụng, lưu trữ, xử lý và các quy trình khẩn cấp tất cả liên quan đến các mối nguy hiểm của vật liệu. Vì vậy nó là điểm khởi đầu thiết yếu để phát triển một chương trình an toàn sức khỏe hoàn chỉnh.
Material Safety Data Sheet (MSDS)
MSDS là bộ tài liệu chứa thông tin về các mối nguy tiềm ẩn liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, hỏa hoạn, phản ứng, môi trường,… Và cách thức làm việc an toàn khi bạn tiếp xúc với các sản phẩm hóa học này.
2. MSDS trong vận chuyển hàng
Một bộ MSDS thường chứa nhiều thông tin về vật liệu hơn nhãn hiệu. MSDS được chuẩn bị bởi nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất vật liệu. Nó nhằm mục đích cho biết các mối nguy hiểm của sản phẩm là gì, cách sử dụng sản phẩm một cách an toàn, những gì sẽ xảy ra nếu không tuân thủ các khuyến nghị; phải làm gì nếu tai nạn xảy ra, cách nhận biết các triệu chứng phơi nhiễm quá mức và phải làm gì nếu như sự cố xảy ra.
Mẫu MSDS bao gồm những gì? Ý nghĩa thành phần trong MSDS
a. Các thành phần trong MSDS
Trích theo tiêu chuẩn ANSI Z400.1-1998 của Mỹ (tiêu đề chính thức “Standard for Hazardous Industrial Chemicals – Material Safety Data Sheets – Preparation”), Chỉ thị châu Âu 91/155 / EEC về “xác định và đưa ra các thỏa thuận chi tiết cho hệ thống thông tin cụ thể liên quan đến các chế phẩm nguy hiểm khi thực hiện Điều 10 của Chỉ thị 88/379 / EEC” và các sửa đổi sau đây; Tiêu chuẩn quốc tế ISO 11014-1 (” Safety data sheet for chemical products — Part 1: Content and order of sections “), Mỗi MSDS phải chứa mười sáu thành phần bao gồm: Product information; Composition / Information on Ingredients; Hazards Identification; First-Aid Measures; Fire Fighting Measures; Accidental Release Measures; Information on Recommended Handling and Storage Conditions; Exposure Controls / Personal Protection; Physical and Chemical Properties; Stability and Reactivity Data; Toxicological Information; Ecological Information; Disposal Considerations; Transport Information; Regulatory Information; Other Information.
b. Ý nghĩa của các thành phần trong MSDS
Các thành phần trong MSDS có ý nghĩa như sau:
I. Thông tin sản phẩm (Product information):
Thông tin sản phẩm bao gồm
- Xác định sản phẩm theo tên trên nhãn nhà cung cấp
- Cung cấp tên hóa học, họ và công thức (bao gồm cả trọng lượng phân tử)
- Liệt kê các mã định danh sản phẩm, tên nhà sản xuất và nhà cung cấp, địa chỉ
và số điện thoại khẩn cấp
II. Thành phần và thông tin về các thành phần (Composition / Information on Ingredients).
Trong thành phần này chúng ta LƯU Ý thông tin về số CAS (Chemical Abstracts Service – Dịch vụ tóm tắt hóa chất): là chuỗi số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim. Số CAS nhằm giúp chúng ta tìm kiếm thông tin liên quan về chất (tên gọi khác, công thức hóa học, phân loại độc tố…)
III. Nhận dạng mối nguy (Hazards Identification)
Nhận dạng mối nguy sẽ bao gồm các thông tin:
- Tên hóa học và nồng độ liên quan đến thành phần chất độc hại
- LD 50 và LC50 chỉ ra tiềm năng độc hại ngắn hạn
- Số CAS hữu ích trong việc định vị thêm thông tin, đặc biệt là nếu sản phẩm được biết đến bởi nhiều tên.
IV. Biện pháp sơ cứu (First-Aid Measures)
Mô tả các biện pháp sơ cứu được đề nghị trong trường hợp xảy ra sự cố, ví dụ, trong trường hợp nuốt phải hoặc hít phải chất, hoặc trong trường hợp tiếp xúc của sản phẩm hóa học với mắt hoặc da
V. Biện pháp chữa cháy (Fire Fighting Measures)
Các thiết bị, phương pháp và sản phẩm chữa cháy được khuyến nghị, điểm chớp cháy của chất, lớp chữa cháy, giới hạn dễ cháy trên và dưới (ULF – LFL), các sản phẩm đốt nguy hiểm, khuyến nghị để ngăn chặn các vụ nổ và hỏa hoạn
VI. Các biện pháp giải phóng ngẫu nhiên (Accidental Release Measures)
Các thông điệp cần thực hiện trong trường hợp vô tình giải phóng chất hóa học hoặc hỗn hợp vào môi trường: đất, sông, đường thủy, nguồn nước uống được và không uống được, v.v.
VII. Thông tin về Điều kiện lưu trữ và xử lý được đề xuất (Information on Recommended Handling and Storage Conditions)
Các quy trình được đề xuất cho việc xử lý, lưu trữ và sử dụng các chất hoặc hỗn hợp hóa học
VIII. Kiểm soát phơi nhiễm / Bảo vệ cá nhân (Exposure Controls / Personal Protection)
Phần này thường chứa các giới hạn phơi nhiễm cho mỗi quốc gia (được phân loại theo hình thức phơi nhiễm hoặc tiếp xúc quá mức), cũng như các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) được pháp luật khuyến nghị hoặc bảo vệ (bảo vệ hô hấp, bảo vệ da, bảo vệ mắt, mặt nạ, v.v.)
IX. Tính chất vật lý và hóa học (Physical and Chemical Properties)
Tính chất của sản phẩm như áp suất hơi, mật độ hơi, khối lượng riêng, độ hòa tan trong nước, bề ngoài, loại mùi, điểm sôi, giá trị pH, độ nhớt, tốc độ bay hơi, điểm đóng băng, …
X. Dữ liệu về tính ổn định và độ phản ứng (Stability and Reactivity Data):
Thông tin về tính ổn định của chất, các điều kiện cần tránh, không tương thích với các chất hoặc vật liệu khác, các sản phẩm phân hủy nguy hiểm, v.v.
XI. Thông tin về độc tính (Toxicological Information)
Thông tin về độc tính cấp tính và mãn tính của chất hóa học, có thể là dữ liệu về các đặc tính gây ung thư đã biết hoặc xét nghiệm labo
XII. Thông tin sinh thái (Ecological Information)
Thông tin về độc tính sinh thái của sản phẩm hóa học, phân tích các thành phần của nó, khả năng phân hủy sinh học trong các môi trường khác nhau, v.v.
XIII. Cân nhắc xử lý (Disposal Considerations)
Phần này thường chứa các tham chiếu đến các yêu cầu pháp lý địa phương liên quan đến việc xử lý các sản phẩm hóa chất nguy hiểm
XIV. Thông tin vận chuyển (Transport Information):
Tên vận chuyển, hạng nguy hiểm, số UN, nhóm gói
XV. Thông tin quy định (Regulatory Information) :
Phân loại chất theo TSCA, SARA, CERCLA, …, S- và R-Cụm từ
XVI. Thông tin khác (Other Information)
Phần này thường trình bày danh sách các chữ viết tắt được sử dụng trong MSDS, tham chiếu đến các Chỉ thị của EU theo tiêu chuẩn Châu Âu hoặc quốc tế (ISO), quản lý phiên bản của MSDS, từ chối trách nhiệm, …
c. MSDS Form – Mẫu MSDS minh họa
Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu MSDS Form thì đây là một form mẫu về MSDS (Form về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất mà bạn có thể xem qua). Nhìn vào Form MSDS mẫu dưới đây bạn có thể hình dung rõ thành phần và ý nghĩa của 16 thành phần trong mẫu MSDS.
MỘT BỘ FORM MSDS THAM KHẢO . NGUỒN
Làm MSDS ở đâu?
Theo quy định, phiếu an toàn hóa chất MSDS sẽ do người gửi hàng là công ty sản xuất hoặc công ty phân phối (thương mại, cá nhân) được gọi chung là shipper khai báo cho người sử dụng biết rõ thông tin. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu cần phải đảm bảo chính xác thông tin từ sản phẩm đến các phần thông tin có trong bảng MSDS.
Hướng dẫn làm MSDS
- Để có thể làm được bộ MSDS thì các bạn phải hiểu biết đầy đủ về các thành phần của sản phẩm và mỗi công ty đều có bộ phần kỹ sư hóa chất để tham gia lập MSDS. Bên cạnh đó ở nhiều quốc gia có nhiều công ty không thể có điều kiện thí nghiệm chi tiết vì thế họ sẽ tham khảo từ nhiều nguồn kế hoạch MSDS của các công ty khác gần giống lĩnh vực ngành họ đang thực hiện.
- Một MSDS phải có đầy đủ các mục và công ty phải ký tên đóng dấu chịu trách nhiệm trước pháp luật . Một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm một MSDS đó chính là tham khảo tại website Sciencelab.com để có thể tìm được MSDS phù hợp nhất với sản phẩm của công ty bạn đang sản xuất thực hiện. Dưới đây là các bước hướng dẫn các bạn tra MSDS có sẵn tại Sciencelab, toàn bộ tài liệu bằng tiếng anh nên các bạn có thể sử dụng công cụ dịch ra để tham khảo nhé.
+ Bước 1: Truy cập vào đường link sau: http//www.sciencelab.com/msdsList.php
+ Bước 2: Sau khi truy cập website sẽ hiện thị mục rất nhiều MSDS vì thế bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl+F để có thể tìm theo tên sản phẩm phù hợp với công ty của bạn bằng tiếng Anh nhé.
+ Bước 3: Sau đó bạn dowload file PDF về và sử dụng công cụ dịch thuật để chuyển sang tiếng việt rồi tham khảo.
Trách nhiệm các bên trong MSDS
Ai chuẩn bị và cung cấp MSDS? Trách nhiệm của các bên trong MSDS ra sao? Nhìn chung các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng nguy hiểm và các chất độc hại phải có trách nhiệm:
- Chuẩn bị MSDS cho mỗi sản phẩm của họ
- Cung cấp MSDS hiện tại cho chủ lao động hoặc người thuê nhà tại nơi sản phẩm được sử dụng hoặc lưu trữ
- Xem xét và sửa đổi từng MSDS thường xuyên khi cần thiết và ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo rằng thông tin chính xác và cập nhật
Bên cạnh đó, trong MSDS còn đề cập chi tiết tới trách nhiệm của các bên liên quan bao gồm nhà nhập khẩu, xuất khẩu và người lao động. Trong đó, ứng với từng bên liên quan sẽ có trách nhiệm cụ thể cho MSDS.
a. Trách nhiệm nhà xuất khẩu
- Phải có MSDS để kiểm soát được quá trình xuất/nhập khẩu sản phẩm.
- MSDS phù hợp với từng sản phẩm. Cung cấp thông tin độc hại chính xác. Bộ tài liệu MSDS này không bị quá hạn (thường là không quá 3 năm trước ngày nhập khẩu hoặc xuất khẩu).
- Đảm bảo rằng người mua phải có bảng MSDS tại thời điểm hàng được giao hoặc trước thời điểm nhận được hàng.
- Người bán có thể phải cung cấp thông tin, kể cả thông tin bí mật thương mại (trong giới hạn cho phép) khi bác sĩ hoặc y tá cấp cứu người. (Tuy nhiên luật pháp cũng quy định được giữ lại thông tin bí mật thương mại như nồng độ, các công thức pha chế…)
b. Trách nhiệm nhà nhập khẩu
- Đảm bảo rằng MSDS được lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên
- Lưu ý các thông tin trong MSDS phải có thời gian cập nhật: Nếu có thay đổi về hoá chất, bản cập nhật phải trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi. Cứ mỗi 3 năm phải có bản cập nhật mới
- Phải có bản sao MSDS ở những nơi làm việc có khả năng tiếp xúc với hóa chất.
- Bạn có thể thêm các thông tin trong MSDS nhưng không ít thông tin hơn trong bảng MSDS đầu tiên.
c. Đối với người lao động
- Theo dõi các thông tin an toàn có biện pháp tự phòng ngừa theo chỉ dẫn
- Hiểu các mục trong MSDS và xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố.
Mọi chi tiết xin liên hệ:

Đỗ Quang Đức Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải, CEO Đỗ Quang Đức đã mang đến những thông tin liên quan đến hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không bổ ích và hay nhất